Bí quyết chế các món lẩu

Nguyên liệu và sơ chế

Cũng như bất kỳ món ăn nào khác, điều cần quan tâm trước tiên là phải chọn được nguyên liệu thật tươi ngon và vệ sinh.

Sau đó, với mỗi loại lẩu, các bà nội trợ phải lựa chọn những nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn: Lẩu hải sản cần có: cá, mực tươi, cà chua, dưa, chuối xanh, khế chua, rau cải, rau cần, hành tây, dấm... Còn nếu muốn làm lẩu thịt thập cẩm, bạn nên chọn mua: tim lợn, thịt bò, thịt gà, cà chua, bầu dục, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, rau mùi, rau thơm...

Muốn nấu nồi lẩu thập cẩm ngon, lại cần ít nhất các thứ như: tim bầu dục, thịt bò, mực, tôm to, lươn lọc bỏ xương, thịt gà, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, cà chua, xà lách.


Lẩu thường nhúng tái ăn ngay nên đa số các nguyên liệu cần được thái mỏng, to bản (cả thịt lợn, gà, bò...). Tuy nhiên, với cá cần thái dày một chút vì nếu mỏng quá miếng cá dễ nát, không ngon. Hay các nguyên liệu như tim, bầu dục cũng nên thái dày nhưng khía cạnh để khi ăn không bị khô xác.

Chế biến nước dùng và sử dụng gia vị khi nấu lẩu

Lẩu muốn ngon điều đầu tiên phải có nước dùng ngon.

Mỗi món lẩu cần loại nước dùng khác nhau: Lẩu thập cẩm chế nước từ xương lợn, bò, gà. Nước lẩu hải sản được nấu từ đầu, đuôi, xương cá, đầu đuôi tôm...

Quy tắc chung để đun nước dùng là cho xương vào đun sôi nhanh (nếu đun âm ỉ nước bị chua) đến 90 độ thì hạ bớt lửa cho sôi từ từ đến lúc sôi hẳn mới đun ở mức nhỏ nhất, làm sao để nước dùng trong, thơm và có vị ngọt tự nhiên.

Về gia vị cho vào nước dùng:


Nếu nấu lẩu thịt, thẩm cẩm: cần có gừng, sả, nấm hương khô, hành khô, sa tế, dầu hào.

Còn với lẩu hải sản, các bà nội trợ phải làm sao cho nồi nước dùng nổi được vị chua, cay, mặn ngọt. Có thể dùng me, tai chua, giấm, quả dứa... để tạo vị chua và ớt, sa tế, dầu hào, dầu vừng... tạo vị cay.

Nước lẩu đun xong, trước khi dùng nhúng các nguyên liệu để ăn cần phải được lọc trong, loại bỏ hết xương, các mẩu vụn gia vị.

Sử dụng gia vị khi ăn lẩu

Mỗi loại nguyên liệu thường ăn kèm với gia vị khác nhau. Chẳng hạn: Với lẩu thập cẩm: Thịt vịt ăn cùng xì dầu, tương có thể dùng cho thịt bò, đậu phụ, thịt dê, thịt bê... Tim cật chấm nước mắm nguyên chất ngon. Còn lẩu thập cẩm thì tôm, cá có thể chấm sốt mayone, tương ớt... Một số gia vị như bột canh muối ớt, mắm tỏi ớt có thể dùng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Ăn lẩu cũng phải đúng cách

Lẩu xuất phát từ Trung Quốc, phía bắc gọi là Cù Lao (với nghĩa giữa là ống, xung quanh là nước và thức ăn, mọi người ngồi bao thành vòng tròn, quá trình ăn là quá trình làm chín món ăn).

Theo nguyên tắc, khi ăn lẩu mỗi người có một bộ dụng cụ riêng gồm bát, đũa, thìa, đồ để nhúng và ai muốn ăn gì có thể tự chọn, tự phục vụ và thưởng thức theo ý thích của mình (tái, chín hay chín nhừ...).

Món lẩu phù hợp nhất là ăn trong phòng lạnh, vào mùa đông, ở không gian yên tĩnh, ấm cúng để mọi người có thể cùng trò chuyện.

Muốn ăn lẩu ngon cần có rượu kèm theo. Mỗi loại lẩu hợp với một loại rượu: ví dụ vang trắng hợp khi ăn lẩu hải sản, vang đỏ khi ăn lẩu các loại thịt.

Mì xào Quảng Đông

1. Nguyên liệu- 2 con tôm tươi
- 2 vắt mì trứng
Hướng dẫn làm món mì xào Quảng Đông
Theo kitirestaurant.com


- 3 cái nấm đông cô
- 50g cà rốt
- 50g cải thảo
- 1/2 thìa cà phê tỏi băm
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- 1 thìa cà phê bột ngọt
- 1 thìa súp dầu ăn


2. Cách làm
Tôm rửa sạch, bóc vỏ, chừa đuôi, rút chỉ lưng.
Cải thảo xắt sợi lớn. Cà rốt tỉa bông. Nấm đông cô ngâm nở, rửa sạch, cắt chân.
Ngâm mì trong nước lạnh chừng 5 phút, vớt ra tô.
Phi thơm tỏi băm, cho tôm vào xào sơ.
Tiếp theo cho cải thảo, cà rốt vào xào, nêm gia vị vừa ăn.
Cuối cùng cho mì vào xào mềm, vớt ra đĩa. Dùng nóng.





Mì Udon xào nấm kiểu Nhật


Ăn mì nóng với ngò rí rắc bên trên và thêm chút nước tương nữa, rất ngon.

Nguyên liệu:

150g mì Udon, 10g nấm đông cô, 10g nấm rơm, 1/2 củ cà rốt, 5g cần tàu, 20g cải ngọt, 20g cải thảo, một nhánh gừng nhỏ, một miếng đậu hủ chiên, một muỗng cà phê hành boa-rô băm nhuyễn; dầu ăn; ngò rí.
Gia vị: một muỗng xúp nước tương, một muỗng cà phê hạt nêm rong biển, hai muỗng cà phê dầu mè.

Cách làm món Mì Udon xào nấm kiểu Nhật

Thực hiện:

Mì Udon mua ở siêu thị về, trụng sơ qua nước sôi, cho ngay vào nước lạnh, vớt ra, để ráo, có thể trộn thêm ít dầu ăn cho mì không bị dính.
Nấm đông cô, nấm rơm bỏ chân, ngâm sơ qua nước muối, rửa sạch, nếu to thì cắt đôi. Đậu hủ xắt lát mỏng.
Cà rốt xắt sợi, gừng cạo sạch vỏ, xắt nhuyễn. Cần tàu và cải rửa sạch, cắt khúc.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm boa-rô, gừng xắt sợi, sau đó cho nấm vào, nêm nước tương, hạt nêm, kế đến cho rau củ, đậu hủ, cuối cùng là mì Udon, dầu mè vào; đảo đều, nhắc xuống. Cho ra đĩa, rắc ngò rí lên mặt, dùng nóng. Nếu nhạt, chan kèm nước tương.

                                                                                                                                                                                      Theo Afamily

Món Tsukimi soba – mì soba trứng


1. Nguyên liệu

    - 200g mì soba khô
    - 600ml nước dùng dashi
    - 30ml xì dầu
    - 1 tbs mirin
    - 1 tí muối
    - 2 quả trứng
    - Hành lá thái nhỏ

Làm món Tsukimi soba – mì soba trứng

2. Cách làm
Bước 1
Luộc mì theo chỉ dẫn trên bao bì. Mì luộc xong thì để ráo nước, giữ sợi mì cho nóng.
Hòa tất cả các nguyên liệu còn lại với nhau. Đun sôi thành nước dùng.

Bước 2
Chia mì ra 2 bát. Chan nước dùng vào bát mì. Đập quả trứng lên trên (hoặc có thể trần trứng trước rồi cho lên bát mì).
Rắc hành lá. Ăn nhanh khi còn nóng nhé, để nguội trứng ăn không còn ngon nữa.
Món mì này làm rất đơn giản, mì luộc chín chan nước dùng. Quả trứng chần qua thật nhanh với nước chan mì khi còn đang sôi trong nồi, phần lòng trắng vừa se lại chuyển thành trắng đục tạo cảm giác gợn mây. Khi ăn thì quấy lên cho trứng tan đều và bát mì rồi hít hà.
                                                                                                                                                                              Theo Kokotaru

Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật

1. Nguyên liệu- 2 miếng thịt đùi gà đã lọc bỏ xương, cắt miếng vừa ăn.
- Hỗn hợp nước tương ướp thịt: 200 ml nước tương Nhật + 3 tép tỏi to cắt lát mỏng + 1 củ gừng cắt lát
- 50 - 70g bột năng
- Vài lá Mitsuba (bạn có thể thay bằng rau mùi) để trang trí
Hỗn hợp sốt trứng:
- 4 quả trứng đánh đều lòng trắng và đỏ
- 400ml nước dùng từ cá ngừ bào + phổ tai nấu sôi, lọc lấy nước
- 30ml nước tương Nhật
- 30ml nước Mirin (một dạng rượu ngọt dùng chế biến món ăn Nhật, bạn có thể thay bằng đường hoặc mạch nha pha loãng)
- 10g đường
- Ít muối
- 1 muỗng canh bột năng + 30ml nước lọc: trộn đều

2. Cách làm
Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật

Thịt gà cho vào bát tô + 40ml hỗn hợp nước tương ướp thịt, để khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật

Gắp từng miếng gà lăn qua bột năng cho thật đều và chiên ở nhiệt độ 160 -170 độ C đến khi thấy miếng thịt vàng đều thì vớt ra rổ cho ráo dầu.

Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật

Sốt trứng:
Bạn cho tất cả nguyên liệu hỗn hợp sốt trứng vào nồi (trừ trứng và hỗn hợp bột năng + nước cho vào sau). Đun lửa nhỏ cho sôi, sau đó cho hỗn hợp bột năng + nước vào khuấy đều, đổ trứng nhẹ nhàng vào, sao cho hỗn hợp trứng vẫn còn cái màng nổi lên trên, tránh đảo mạnh tay sẽ làm nát trứng thì món ăn sẽ mất ngon. Bạn nêm lại lần nữa cho vừa ăn.
 
Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật
 
Cho cơm trắng vào tô, gắp từng miếng gà chiên giòn lên trên, chan sốt trứng và trang trí vài lá Mitsuba (hay lá mùi).

Gà chiên giòn sốt trứng kiểu Nhật

Thế là bạn đã có một món ăn ngon miệng và đẹp mắt cho gia đình mình. Món này bạn dùng khi nóng nhé.
Theo Ngôi sao

Mỳ xào mực kiểu Ấn Độ

Nguyên liệu:- Dầu ăn
- 2 nhánh tỏi xắt nhỏ
- 3 thìa cà phê ớt bột
- Mì rửa sạch
- Váng đậu cắt thành miếng
- 1 củ khoai tây luộc bóc vỏ thái lát
- 2 quả trứng
- 4 con mực tươi, rửa sạch cắt thành vòng
- Giá đỗ
- 1 nhánh cây hành hoa cắt miếng nhỏ
- 2 quả ớt thái lát
- 1 quả chanh

Chế biến món Mỳ xào mực kiểu Ấn Độ

Nước xốt:

- 2 muỗng canh nước tương
- 2 muỗng canh xì dầu
- 3 muỗng canh nước xốt cà chua
- Đường và muối vừa ăn

Thực hiện:

- Cho ớt, dầu, chút nước vào chảo xào nóng lên, để sang bên.
- Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào. Thêm tỏi, 3 thìa ớt, khoai tây thái lát, váng đậu và mực vào xào đến khi có mùi thơm. Thêm mì vào nước xốt vào khuấy đều, đặt sang bên.
- Lại cho dầu ăn vào chảo, đập trứng vào, trộn trứng với mì, khuấy nhanh trong vòng 1 phút. Ăn nóng và trang trí với hành lá xát nhỏ, ớt thái lát. Cho nước chanh vào trộn đều sẽ ngon hơn.
Chúc các bạn ngon miệng!

Theo MN

Cách nấu bún bò Huế (ổ Mỹ)

Nem Lụi Huế